Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

Học php cơ bản 3 - Gọi hàm trong php

Để giảm thời gian lặp lại 1 thao tác code nhiều lần, PHP hỗ trợ người học và làm lập trình web việc tự định nghĩa cho mình những hàm php cơ bản có khả năng lặp lại nhiều lần trong website. Việc này cũng giúp cho người lập trình kiểm soát mã nguồn một cách mạch lạc. Đồng thời có thể tùy biến ở mọi trang.
Hàm php luôn tồn tại trong ngôn ngữ lập trình web bất kì, bên cạnh một thành phần loại dữ liệu được gọi là mảng trong php. Hàm có hai loại: hàm trả về giá trị và hàm không có giá trị trả về (hàm này được xem như hàm thủ tục).
Ngoài các hàm mà ngôn ngữ lập trình hỗ trợ, PHP còn cho phép người dùng xâp dựng các hàm tự định nghĩa, những hàm này còn được gọi là hàm người dùng.
Một hàm là một tập hợp các cấu trúc lệnh (dòng lệnh) và cuối cùng cho ra một giá trị. Nếu bạn phải thực hiện những tính toán khá dài dòng, phức tạp và phải thực hiện nhiều lần cùng một tính toán như vậy, thay vì mỗi lần tính bạn viết một đống dòng lệnh, bạn chỉ cần viết một lần và đặt tên cho nó là một hàm, rồi sau đó gọi lại hàm này bất cứ lúc nào bạn muốn, không cần phải viết lại một đống dòng lệnh nữa !
Tôi sẽ cho các bạn xem tại sao dùng hàm lại tiện lợi và hữu ích !
Gọi hàm php (call function) có cú pháp rất cơ bản, chỉ cần khai báo tên hàm, trong trường hợp hàm như một hàm không có giá trị trả về (thủ tục) thì bạn chỉ cần khai báo như sau:
function_name([tham số nếu có]);
Trong trường hợp hàm được xem như một hàm có giá trị trả về, bạn có thể gọi hàm với một biến đón giá trị trả về như sau:
$i=function_name([tham số nếu có]);
Để tìm hiểu cơ bản cách gọi hai loại hàm PHP trên, trước tiên bạn thử học qua các ví dụ sau:
<html>
<head>
  <title>Toyota's Auto Parts - Customer Orders</title>
</head>
<body>
<h3>Toyota's Auto Parts</h3>
<b>Customer Orders<b><br>
<?php
 
  //Độc giá trị của file vào phần tử mảng
   $orders= file("C:\AppServ\www\Examples\files\order.txt");
   //Đếm có bao nhiêu phần tử mảng
   $number_of_orders = count($orders);
   if ($number_of_orders == 0)
   {
     echo "<p><strong>No orders pending."
         ."Please try again later.</strong></p>";
   }
   echo "<table border=1>\n";
   echo "<tr><th bgcolor = \"#CCCCFF\">Order Date</td>
             <th bgcolor = \"#CCCCFF\">Tyres</td>
             <th bgcolor = \"#CCCCFF\">Oil</td>
             <th bgcolor = \"#CCCCFF\">Spark Plugs</td>
             <th bgcolor = \"#CCCCFF\">Total</td>
             <th bgcolor = \"#CCCCFF\">Address</td>
         <tr>";
   $total=0;
   for ($i=0; $i<$number_of_orders; $i++)
   {
      //split up each line
      $line = explode( "\t", $orders[$i] );
  //Sử dụng hàm explode có giá trị trả về
      $line[1] = intval( $line[1] );
      $line[2] = intval( $line[2] );
      $line[3] = intval( $line[3] );
   
  //In ra từng phần tử mảng
      echo "<tr><td>$line[0]</td>
                <td align = right>$line[1]</td>
                <td align = right>$line[2]</td>
                <td align = right>$line[3]</td>
                <td align = right>$line[4]</td>
                <td>$line[5]</td>
            </tr>";
 $total+=$line[4];
   }
   echo "</table>";
 // sử dụng hàm printf không có giá trị trả về
   printfs("Total amount of order: %.2f", $total);
?>
</body>
</html>

 

Kết thúc bài học này, các bạn đã có những kiến thức cơ bản về hàm trong PHP. Trên thực tế việc sử dụng các hàm để triệu gọi đóng vai trò rất quan trọng. Bản thân việc đó, nó giúp mã nguồn của người sử dụng dễ dàng chỉnh sửa hơn, việc sử dụng nó trên website làm sao cũng sẽ tùy biến hơn so với cách viết trực tiếp trên từng file.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét